5 điều vợ chồng cần biết để tích kiệm chi tiêu


1. Lập kế hoạch mua sắm cụ thể

Hãy nhớ, bạn không còn độc thân, không còn có thể chi tiêu theo ý thích. Hàng tháng, bạn nên cùng chồng ngồi lại với nhau để lập 1 danh sách những thứ thiết yếu cần mua, phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi mua bất cứ 1 món đồ gì, xem nó có thật sự cần thiết với vợ chồng bạn hay không.

Bạn cũng phải bỏ thói quen dùng hàng hiệu hay chạy theo đồ công nghệ mới. Nếu ngày trước vừa thấy một chiếc điện thoại đời mới ra đời với những tính năng vượt trội, bằng mọi giá bạn phải chinh phục, mua bằng được nó thì bây giờ bạn phải kiềm chế lại. Vì phương châm số 1 của bạn là tiết kiệm, hạn chế tối đa việc mua sắm.

2. Trích 1 khoản gửi tiết kiệm

Dù ít nhưng mỗi tháng sau khi nhận lương, vợ chồng bạn nên trích ngay 1 khoản nho nhỏ gửi tiết kiệm ở một ngân hàng uy tín. Số tiền gửi có thể chỉ 2 đến 3 triệu, lãi suất thấp nhưng nó là một việc vô cùng cần thiết giúp bạn tích lũy cho tương lai.

Hơn nữa nó cũng tạo cho bạn cảm giác yên tâm rằng mình luôn có 1 khoản để dành chứ không phải lúc nào cũng trong tư thế "vô sản".

3. Mua trả góp cũng là 1 cách hay

Không cần thiết phải đợi đủ tiền mới dám mua những thứ nằm trong kế hoạch mua sắm nếu như thứ đó là thiết thực, quan trọng với cuộc sống của vợ chồng bạn.

Chẳng hạn, nếu vợ chồng bạn đều có thu nhập mà chưa có nhà thì bạn nên nghĩ tới việc mua nhà trả góp. Tuy 1 tháng phải trả thêm 1 khoản lãi nhưng đổi lại bạn được tự mình sở hữu căn nhà trong mơ, cuộc sống sẽ thoải mái dễ chịu hơn.

Đặc biệt, khi bạn xác định rõ trên lưng mình đang có 1 khoản nợ, buộc vợ chồng bạn phải nỗ lực cố gắng hết mình để lo kiếm tiền cũng như chi tiêu tiết kiệm mà trả nợ.

4. Tự nấu ăn

Tự nấu ăn không chỉ giúp vợ chồng bạn tiết kiệm được 1 khoản chi phí rất lớn mà sức khỏe của vợ chồng cũng được đảm bảo hơn.

Ngoài ra, việc tự nấu ăn còn giúp tình cảm vợ chồng thêm gắn kết bởi sẽ chẳng gì hạnh phúc bằng đi làm

về vợ chồng cùng nhau vui vẻ nấu những món ăn ngon, tạo không khí ấm áp gia đình.

5. Học cách "thờ ơ" với các chương trình khuyến mại

Trước đây, khi bạn còn là cô nàng độc thân, chỉ cần đợi có chương trình khuyến mãi là sẵn sàng lên đường để săn những món đồ thời thượng.

Bây giờ bạn phải học cách "thờ ơ" trước tiếng mời gọi của những đợt xả hàng, giảm giá từ các thương hiệu bạn đam mê. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được 1 khoản trông thấy để lo chi tiêu vào những việc khác cần hơn.

Còn nếu bạn vẫn cố "sa chân" vào những đợt siêu giảm giá đó, có thể bạn sẽ ôm được rất nhiều món đồ bạn thích.

Có điều mọi thứ sẽ trở thành vô nghĩa khi cuối tháng vợ chồng bạn nhẵn ví rồi lại lao đao lo vay mượn. Thậm chí mâu thuẫn gia đình cũng sẽ bắt đầu nảy sinh từ đó. Nên tốt nhất bạn hãy kiềm chế, học cách nói không với hàng giảm giá.

Chị Hương quê gốc Nam Định, chồng chị người Phú Thọ. Lúc chưa có gia đình, chị Hương làm thợ may ở quê, sau cưới, chị theo chồng lên Hà Nội sinh sống làm ăn.

Hai anh chị cùng xin vào làm cho một công ty may mặc. Anh là công nhân đứng máy còn chị trong tổ may. Lương của hai anh chị cộng lại được 18 triệu. Hiện anh chị đang thuê trọ và nuôi 2 con nhỏ, một bé đang học lớp 2, một bé 5 tuổi.

"Hai vợ chồng đều làm ca kíp không có nhiều thời gian chăm con được nên cả hai bé mình đều chăm tới khi tròn 3 tuổi là gửi về quê nhờ ông bà nội chăm sóc, trông nom giúp. Trên này vợ chồng đi làm, một tháng về thăm con 1, 2 lần".

Nhờ bố mẹ chồng chăm 2 con, hàng tháng vợ chồng chị Hương đều đặn gửi tiền ông bà mua thức ăn, đóng tiền học cho con 5 triệu/tháng.

"Vì hoàn cảnh mà vợ chồng mình buộc phải sống xa con. Được cái các con ở quê tiền học phí cũng thấp hơn trên thành phố. Nhà chồng mình lại gần trường học, ông bà đưa đón các cháu tiện lắm, chỉ vài bước chân. Bé út học mầm non ăn cơm tại trường, sáng ông bà đưa đi, chiều đón về. Bé lớn được ông bà đón về ăn trưa, ngủ dậy chiều lại tới lớp. Mỗi tháng mình gửi bố mẹ chồng 5 triệu bao gồm cả tiền học, tiền ăn của các cháu là thoải mái".

Chị Hương cho hay, anh chị chưa nghĩ tới chuyện mua nhà trên thành phố mà chỉ cố gắng làm việc hết sức, lo tiết kiệm nuôi 2 con, dành ra một số vốn để vài năm nữa về quê mở một cửa hàng buôn bán. Đất quê có sẵn, anh chị không phải lo.

Đặc biệt, tuy thu nhập eo hẹp, nhà lại đi thuê nhưng vợ chồng chị Hương vẫn để ra 3 sổ tiết kiệm rõ ràng.

Chị Hương kể: "Cả mình với anh xã đều có tính lo xa. Tuy hoàn cảnh không dư giả nhưng nghĩ vẫn phải chuẩn bị tương lai cho con, không được nhiều thì cũng phải có chút gì đó nên hàng thánh nhận lương, vợ chồng mình đều cất 1 khoản tích kiệm chia thành 3 phần tương đương 3 sổ. 2 sổ cho 2 con gái, 1 sổ tích lũy làm vốn sau này về quê làm ăn".

Chị Hương cho hay, tiền sinh hoạt phí của vợ chồng chị 1 tháng gồm:

Tiền nhà: 1.2 triệu

Tiền điện nước: 500k

Tiền xăng xe: 300k

Tiền ăn: 2 triệu

Tiền gửi về quê nuôi con: 5 triệu

Tiền đối nội đối ngoại 2 bên: 1 triệu


Bình quân chi phí sinh hoạt nhà chị hết 10 triệu. Còn lại 8 triệu, anh chị chia làm 3 gửi tiết kiệm. 2 sổ tích lũy cho 2 con, mỗi sổ 2 triệu/tháng. 1 sổ 4 triệu/tháng tích lũy lấy vốn sau này về quê làm ăn.

"Vợ chồng mình duy trì được kế hoạch này suốt 5 năm. Hiện 2 cuốn sổ tiết kiệm của 2 em bé nhà mình mỗi sổ đã đạt 120 triệu (chưa kể lãi), khoản tích lũy vốn làm ăn được 240 triệu (chưa kể lãi). Riêng 2 sổ của con vợ chồng mình sẽ duy trì tới khi con tròn 18 tuổi sẽ sang tên cho các cháu coi như là tạo nền tảng đầu đời cho các con để khi chúng học xong ra trường đã có 1 khoản lo sự nghiệp".

Chị Hương kể, để thực hiện đúng phương châm đề ra anh chị luôn phải chi tiêu 1 cách khoa học hợp lý, không bao giờ tiêu tiền theo cảm hứng. Mỗi tháng nhận lương chị sẽ chuyển khoản vào 3 sổ tiết kiệm ngay để tránh tiêu lạm vào.

Đăng nhận xét